Cây
ớt
Ớt
là loại cây đã được con người trồng trọt và thu hái từ lâu đời. Với không ít
người, ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm
giác ngon miệng. Nhưng có lẽ ít ai biết ớt còn là một vị thuốc rất quý trong y
học cổ truyền.
Tác
dụng chữa bệnh của ớt quả ớt còn có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử,
Ngưu giác tiêu, Hải tiêu. Tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L, thuộc
họ Cà Solanaceae. Là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thán dưới hóa gỗ
-
Hình thuôn dài, đầu đất, chỉ riêng ở cây
ớt chỉ thiên thì quá lại quy lên trời. Có thể được trồng hoặc mọc hoàng. Các bộ
phận của cây ớt như quả, rễ và lá đã được dùng làm thuốc từ nhiều đời nay.
Nghiên cứu của y học hiện
đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi
cho sức khỏe. Trong ớt có chứa một số hoạt chất sau Capsicain là một Alkaloid
chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%. Cấu trúc hóa học đã được xác định là acidisodexenic
vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn
có Capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt.
Chất capsaicin trong ớt
đỏ làm cho ớt có vị cay cúng chính là chất làm giãn các mạch máu khiến huyết áp
giảm xuống. Họ đã làm thí nghiệm cho các con chuột bị huyết áp cao ăn thức ăn
chứa nhiều ớt và nhận thấy chứng huyết áp cao của chúng càng ngày càng giảm đi
rõ rệt. Theo các nhà nghiên cứu, chất capsaicin có tác dụng kích hoạt một kênh
tiếp nhận được tìm thấy ở lớp trong của mạch máu, làm tăng qua trình sản xuất
ra oxide nitric, một loại phân tử khí có tác dụng bảo vệ mạch máu, chống chứng
viêm và các hoạt động bất thường. Tuy vậy, giáo sư Zhimming Zhu, lãnh đạo nhóm nghiên
cứu trên cho biết họ cần tiếp tục các nghiên cứu để xác định xem lượng ớt cần
ăn bao nhiêu là đủ để tác dụng tốt đối với con người. Tỷ lệ người mắc bệnh cao
huyết áp tại vùng Đông-Bắc Trung Quốc chiếm 20% dân số, trong khi tỷ lệ này ở
vùng Tây–Nam, nơi sử dụng nhiều ớt trong các bữa ăn hàng ngày chỉ khoảng
10–15%. Những người không ăn được cay chớ nên buồn vì trong ớt ngọt có chứa chất
capsinoid cũng có tác dụng làm giảm huyết áp như chất capsaicin.
Theo y học cổ truyền,quả
ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan
trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung
thư Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh tiêu hóa kém, đau khớp, dùng
ngoài chữa rắn rết cắn... Ngoài dùng làm thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt
nấu canh ăn.
+ Cấp cứu người tai biến mạch máu não huyết áp
cao. Lấy quả ớt ngâm với rượu
+ Bài thuốc chữa rắn độc cắn: Lấy 1 nắm lá ớt và
3 củ hành tăm dã đắp lên vết rắn cắn . Có kết hợp với thuốc uống lấy 1 nắm cây
cỏ may cả lá cả gốc và cây cam sũng đun nước uống .
Kiêng kỵ : là một gia vị
không thể thiếu trong các bữa ăn nhưng ăn nhiều ớt ra xung huyết , viêm loét đạ
dày . Theo sách cổ có ghi ăn nhiều ở gây tích nhiệt đẫn đến trĩ và người chóng
già nhanh. Đông y có nói vị cay đi vào phổi nhưng cay quả hại phổi, đắng quá hại tim, chua quá hại gan, ngọt quá hại
tỳ, mặn quá hại thận”
0 Comments: