CÂY
KHOAI LANG
Theo
Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính
bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể,
ích khí, cường thận, kiện tỳ, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được
dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng
trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ. Rau lang tính bình, vị
ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ
hư kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày
đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang
trắng.
Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột
vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng. Không
ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
– Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng
thành phần dưỡng chất.
Chú y khi dùng khoai lang
Trong
khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị
làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải
được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất
men. Nếu bị dầy bụng, có thể uống nước giữa
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoảng chất.
Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sáy sát không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ
còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nền để cả vỏ (đã rửa
sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát,
không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết
khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
0 Comments: