Lá
Trầu Không
Dùng
là trầu không để chữa các bệnh phụ nữ thời hiện đại, ít ai biết được rằng, lá
trầu cay, ngoài việc được ông bà ta sử dụng như một nghi thức xã giao, còn là một
vị thuốc hay phòng và chữa các bệnh "khó nói" của phụ nữ. Căn bệnh...
khó nói và bài thuốc dân gian. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, ở ViệtNam,
có đến 2/3 phụ nữ bị viêm đường sinh dục.
Do
cấu trúc và chức năng sinh lý, bộ phận sinh dục nữ luôn ẩm và nhạy cảm, lại nằm ở vị trí quá gần
hậu môn, rất dễ lây nhiễm các loại nấm và vikhuẩn. Các triệu chứng thường gặp
là khi bị viêm đường sinh dục là ngứa, sưng âm hộ, gia tăng khí hư màu vàng đục
hoặc có bọt, mùi tanh, hôi. Ngứa bộ phận sinh dục nữ rất khó chịu, có trường hợp
ngứa không chịu nổi, chủ yếu do nhiễm khuẩn, trùng roi hoặc nhiễm nấm. Một
nguyên nhân hay gặp nữa là dị ứng và bội nhiễm do băng vệ sinh. Tình trạng trên
chủ yếu là do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đầy đủ về vệ sinh sinh dục,
vệ sinh tình dục và ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm.
Từ
xa xưa, các bà, các chị vẫn sử dụng lá trầu để chữa ngứa, viêm nhiễm vùng kín.
Cách làm như sau: lấy lá trầu không tươi vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với
nước rồi ngồi xông vùng kín. Sau đó, vớt bã trầu vừa nấu ra, nước để nguội,
dùng để rửa ngoài chống viêm, chống ngứa.
Sản
phẩm chiết xuất từ tinh dầu trong lá trầu không (betel pepper) là loại cây dây
leo, được trồng rộng rãi trong nhân dân. thuốc vì nó có dây dủ các tính chất dược
học. Theo |Đông y, trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc,tính ấm, có tác dụng trừ
phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Thành phần quan trọng của lá trầu
không là đường và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu từ 0,7 - 2,6%, trong đó chủ yếu
là anethol, eugenol, carvacrol, chavibetol, chavicol,alylcatechol, chavibetol,
cineol, estragol, piperbetol,methylpiperbetol, piperol... Trầu không có hoạt tính
ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật... nên có
tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bộ
phận nhạy cảm nhất của phụ nữ.
Lá
trầu chứa một số hợp chất của phenol, có tác dụng sát khuẩn mạnh. Vì vậy, nó
thường được dùng ngoài để chữa các bệnh nhiễm khuẩn. Chẳng hạn, để chữa nấm kẽ
chân, có thể lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, dun sôi để
nguội rồi ngâm chân. Sau đây là một số bài thuốc khác từ lá trầu không:
Chữa
đau mắt đỏ (viêm kết mạc) hoặc chấp, lẹo: Lấy 3 lá trầu không, 5–10 lá dấu vò nát,
cho vào ca, đổ ngập nước sôi để xông hơi con mắt đau Xông mỗi lần 5-10 phút,
ngày 2 lần. Thuốc giúp chóng hết viêm, mắt dịu.
Rửa
vết thương, vết bỏng bị nhiễm khuẩn, Lá trầu không và phèn đen mỗi thứ 20g vô
hoặc gia nát, đổ 1,5 lít nước, sắc lấy 1 lít, rửa tại chỗ ngày 1 lần. Dùng nước
sắc riêng lá trầu không cũng tốt.
Đánh
gió trị cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào dầu hỏa, chà xát mạnh hai
bên cột sống, ngực, lòng bàn tay, bàn chân đến khi da đỏ ửng lên.
-
Chữa rắn cắn: Lá trầu không 40g, gừng tươi 80g, quế chi 80g, phèn chua 20g, vôi
20g. Quế, phèn và vôi tán nhỏ; trầu không và gừng giã nhỏ, vắt lấy nước cốt.
Các thứ trộn với nhau cùng một ít hồ nước, làm thành viên khoảng 10g, phơi khô,
bảo quản trong lọ kín. Khi bị rắn cắn, đồng thời với việc sơ cứu, cho nạn nhân
uống 1 viên, mài 1 viên đắp tại chỗ. Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh
viện để được điều trị.
Theo sách Vị thuốc từ rau củ (Lâm Vinh)
0 Comments: